Thiết bị làm implant gồm những gì? Để ca cấy ghép răng implant diễn ra “an toàn” và đạt được hiệu quả “tối ưu”, thì ngoài tay nghề của bác sĩ điều trị, các thiết bị – dụng cụ hỗ trợ cho ca cấy ghép cũng chiếm vị trí rất quan trọng. Nào, bạn hãy theo dõi ngay bài viết để có câu trả lời nhé, đừng bỏ lỡ, bạn sẽ hối hận đấy!
Cấy ghép implant là một kĩ “trồng răng giả” bằng cách đặt trực tiếp một trụ kim loại có tên implant vào xương hàm, dùng để thay thế cho chân răng thật đã mất. Sau khoảng 1 – 3 tháng, khi trụ implant đã tích hợp tốt với xương và mô mềm, bác sĩ sẽ bọc/chụp một thân răng sứ lên trên để phục hình. Vậy, để cấy ghép răng implant thì cần những thiết bị gì?

Thiết bị làm implant gồm những gì? Tìm hiểu về cấy ghép răng implant
Thiết bị trồng răng implant gồm những gì? Dưới đây là một số thiết bị – dụng cụ không thể thiếu, nếu muốn ca trồng răng diễn ra an toàn và hiệu quả. Hãy cùng khám phá nhé!
Máy khoan đặt trụ implant:
Đây là một dụng cụ rất cần thiết để bác sĩ có thể đặt trụ implant vào bên trong xương hàm. Đầu tiên, bác sĩ sẽ chọn mũi khoan phù hợp với cấu trúc xương của từng bệnh nhân. Sau đó, gắn nó vào máy khoan để tạo ra một khoảng trống trên xương hàm, có kích thước sát khít với trụ implant đã được chọn lựa từ trước đó.
Bộ mũi khoan implant:
Đây là một bộ mũi khoan được thiết kế đặc biệt để có thể khoan vào xương hàm của bệnh nhân. Bộ mũi khoan implant có rất nhiều đầu mũi khoan khác nhau, được thiết kế đa dạng về hình dáng – kích thước – tỷ lệ… nhằm tạo ra sự phù hợp cho khung xương của từng người.
Hiện nay, có 5 loại mũi khoan implant thường được bác sĩ sử dụng nhất, bao gồm: mũi khoan dẫn, mũi khoan mồi, mũi khoan dò xoắn, mũi khoan implant và mũi khoan thuôn xoắn.
Thước đo chiều sâu và đường kính của hốc implant:
Sau khi tạo ra một lỗ hổng trên xương hàm của bệnh nhân bằng máy khoan, bác sĩ sẽ dùng một thiết bị làm implant chuyên dụng để đo chiều sâu và đường kính của lỗ implant. Nếu lỗ implant vẫn chưa đủ độ sâu và chiều rộng như đã dự tính, bác sĩ buộc phải tiến hành khoan thêm nữa, cho đến khi nào đạt được kích thước phù hợp nhất.
Nắp Healing (hoặc nắp Cover):
Nắp Healing (hoặc nắp Cover) là một nắp đậy hướng dẫn lành nướu, giúp nướu răng sau khi lành thương sẽ có hình dạng thích hợp, để khi mão sứ được đặt lên trên trụ implant thì trông giống như một chiếc răng tự nhiên, đảm bảo tính thẩm mỹ hoàn thiện.
Nếu bác sĩ bỏ qua bước này, chiếc răng implant sẽ khác biệt rất nhiều so với răng tự nhiên, không đạt được tính thẩm mỹ hoàn thiện. Thông thường, thời gian đặt nắp Healing là ngay sau khi hoàn tất ca cấy ghép implant.
Tay vặn implant và máy hút phẫu thuật:
Tay vặn implant là dụng cụ nha khoa được sử dụng để giúp bác sĩ gắn cố định trụ implant vào bên trong xương hàm. Sau khi hoàn tất, một nắp Healing sẽ được đặt lên trên implant để vết thương nhanh lành.
Máy hút phẫu thuật là một thiết bị cấy ghép implant được thiết kế để bơm rửa, hút sạch máu và những mảnh vụn dơ được tạo thành trong suốt quá trình điều trị.
Hy vọng với những chia sẻ của Nha khoa Nụ Cười Duyên về các thiết bị làm implant cần có trong quá trình thực hiện tiểu phẫu, bạn đã có thêm nhiều thông tin hữu ích về phương pháp “trồng răng giả” này rồi. Nếu vẫn còn thắc mắc về dịch vụ, vui lòng liên hệ ngay với chúng tôi qua hotline 0965 66 99 89 nhé!
Xem thêm:
- Tại sao phải cấy ghép implant?
- Ưu điểm phương pháp cấy răng implant hiện nay
- Trồng răng implant xong ăn gì và không ăn gì?
Tìm kiếm có liên quan thiết bị làm implant gồm những gì
Thiết bị làm implant gồm những gì
Bộ dụng cụ cấy ghép răng implant gồm những gì
Tìm hiểu các trang thiết bị trong cấy implant
Thiết bị làm implant gồm những loại nào
Bộ Dụng Cụ Cấy Ghép Implant Chuẩn Nha Khoa
Bộ dụng cụ cấy ghép Implant bao gồm những gì
Dụng cụ cấy ghép Implant gồm những gì
Địa chỉ mua thiết bị Implant chất lượng
Quy trình cấy ghép implant
Trồng Implant Thì Chọn Trụ Implant Loại Nào Là Tốt Nhất
Các thiết bị được sử dụng trong quá trình cấy ghép Implant
…